1. Căn cứ pháp lý thực hiện
2. Khái niệm báo cáo bảo vệ môi trường:
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà Doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của Doanh nghiệp, bao gồm: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường/ Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường
3. Đối tượng thực hiện báo cáo môi trường:
Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh nước thải; chất thải; khí thải
4. Tần suất thực hiện báo cáo môi trường:
Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ 01 năm 01 lần.
5. Tần suất lấy mẫu quan trắc môi trường để thực hiện báo cáo:
Xác định các thông số môi trường cần quan trắc định kỳ và tần suất quan trắc trong một năm thực hiện mấy lần, thì Doanh nghiệp cần kiểm tra phần Chương trình cam kết quan trắc/giám sát môi trường định kỳ đã nêu rõ trong cuốn hồ sơ môi trường gốc (Báo cáo đánh giá tác động môi trường / Đề án bảo vệ môi trường / Kế hoạch bảo vệ môi trường, …). Kết quả quan trắc định kỳ từng đợt sẽ được lưu lại tại Doanh nghiệp và thực hiện tổng hợp trong báo cáo môi trường cuối năm.
6. Mẫu viết báo cáo:
a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
7. Thời gian và nơi nộp báo cáo môi trường:
Trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo.
8. Mức phạt khi không thực hiện báo cáo môi trường:
Do báo cáo bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của Doanh nghiệp, bao gồm: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường/ Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường, …Vì thế, nếu doanh nghiệp vi phạm không thực hiện việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ vẫn áp dụng mức phạt đã được quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
9. Hình thức gởi báo cáo:
– Trực tiếp: bản cứng bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc)
– Bản điện tử: theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị.
– Cách thức gởi báo cáo:
a) Gửi qua hệ thống thông tin môi trường các cấp hoặc hệ thống thông tin khác của địa phương;
b) Gửi, nhận trực tiếp;
c) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;
d) Gửi, nhận qua Fax;
đ) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;
e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
9. Nơi nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
Theo điểm a, khoản 5, điều 66 thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau: Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);
10. Sự khác nhau giữa báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT so với Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là cụm từ bắt đầu phổ biến từ năm 2021, khi đó theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ thay thế các báo cáo định kỳ khác của chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về quan trắc giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và phế liệu nhập khẩu.
Đến Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 vẫn tiếp tục sử dụng cụm từ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường dành cho báo cáo định kỳ cuối năm, nhưng có thay đổi về nội dung, hình thức và thời gian gửi báo cáo so với các quy định trước đây. Do đó để nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng các quy định hiện hành, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Ngoài ra theo Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có nhiều thay đổi trong quy định thực hiện các hồ sơ môi trường của doanh nghiệp như không còn thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép xả nước thải, khí thải,…. mà chuyển sang thực hiện Giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường. Do đó quý khách hàng hãy liên hệ ngay để được tư vấn sớm nhất tránh trường hợp bị phạt do thiếu hồ sơ môi trường khi dự án của mình thuộc đối tượng phải thực hiện một trong các hồ sơ môi trường theo quy định hiện hành
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG GREENVIEW
Địa chỉ: 90/7/18 đường số 13, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân
Hotline: 0901.199.598 (Ms.Phương)
Email: moitruonggreenview@gmail.com
hoặc sale03.greenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn
Tin tức liên quan
04-2023
Giấy phép môi trường là thủ tục pháp lý quan trọng của Doanh nghiệp chính thức được áp dụng cùng với các quy định về Bảo vệ môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội, pháp luật đã có quy định về giấy phép môi trường đối với một số hoạt động gây tác hại xấu cho môi trường. Vậy giấy phép môi trường là gì, đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
04-2023
Đăng ký môi trường là thủ tục hồ sơ môi trường quan trọng của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập hồ sơ đăng ký lên cơ quan Nhà nước. Đăng ký môi trường giúp cho cơ quan Nhà nước quản lý các dự án của doanh nghiệp tốt hơn và phòng ngừa, kiểm soát, xử lý chất thải, đảm bảo xu hướng phát triển bền vững về kinh tế - môi trường.
04-2023
Theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT, 𝗯𝗮́𝗼 𝗰𝗮́𝗼 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗮́𝗰 𝗯𝗮̉𝗼 𝘃𝗲̣̂ 𝗺𝗼̂𝗶 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗹𝗮̀ 𝘁𝗲̂𝗻 𝗺𝗼̛́𝗶 𝘁𝗵𝗮𝘆 𝗰𝗵𝗼 𝘁𝗲̂𝗻 𝗴𝗼̣𝗶 𝗰𝘂̃ 𝗹𝗮̀ 𝗯𝗮́𝗼 𝗰𝗮́𝗼 𝗴𝗶𝗮́𝗺 𝘀𝗮́𝘁 𝗺𝗼̂𝗶 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗸𝘆̀.
02-2023
Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo) theo quy định tại Điều 119 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 66 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
10-2022
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
10-2022
Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
08-2022
Giấy Phép Môi Trường là một loại hồ sơ môi trường mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 . Môi Trường GreenView cập nhật đến Quý Doanh nghiệp thời điểm cần thực hiện hồ sơ mời quý vị cùng tham khảo hướng dẫn!
08-2022
Khi xin cấp giấy phép môi trường thì bạn nên chú ý đến những căn cứ quy định, thủ tục hồ sơ và nội dung như thế náo?
04-2022
Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
04-2022
Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
08-2021
Trong những hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp thì không thể thiếu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động chính là căn cứ giúp người sử dụng lao động (doanh nghiệp) lên kế hoạch đo kiểm môi trường làm việc, kiểm soát những yếu tố nguy
08-2021
Quan trắc môi trường lao động là một quá trình đo kiểm môi trường lao động, theo dõi và kiểm tra có chọn lọc theo hệ thống từ những chỉ số thành phần trong môi trường.
Địa chỉ: 93A Đường Số 13, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Nhân viên Tư vấn: 035 7678 493 Ms Thanh
Nhân viên Tư vấn: 0901.199.598 Ms Phương
Email: moitruonggreenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn