Theo các quy định trước đây, các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động phải thực hiện rất nhiều loại báo cáo môi trường trong 01 năm. Đồng thời những báo cáo môi trường này phải nộp cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau với tần suất báo cáo khác nhau.
Tuy nhiên, mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điềucủa các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Từ khi Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ra đời đã có những thay đổi tích cực về chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp chỉ phải thực hiện một báo cáo công tác bảo vệ môi trường, nộp vào cuối năm, thay vì phải thực hiện nhiều loại báo cáo môi trường và phải nộp nhiều lần với nhiều cơ quan tiếp nhận báo cáo môi trường như trước đây.
Vậy, báo cáo công tác bảo vệ môi trường được lập theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT là gì ? Đối tượng nào cần phải thực hiện loại báo cáo này ? Tần suất và thời gian thực hiện báo cáo như thế nào ?. GreenView sẽ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu ro hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây:
1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo tổng thể các vấn đề về môi trường của doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề môi trường định kỳ hàng năm.
Hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tổng hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp về vấn đề môi trường, bao gồm: báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu và khai thác khoáng sản.
2. Đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm: Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trừ Đối tượng là chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp theo Quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Cũng theo đó, Doanh nghiệp phải có trách nhiệm lưu giữ các tài liệu liên quan đến báo cáo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra.
3. Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ 01 năm 01 lần:
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
- Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 năm 2021.
4. Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường gửi tới các cơ quan như sau:
- Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;
- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
5. Mức phạt khi không thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Do báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo tổng hợp, bao gồm: báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu và khai thác khoáng sản. Vì thế, nếu doanh nghiệp vi phạm không thực hiện việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ vẫn áp dụng mức phạt đã được quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 05 năm 2021 "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" như sau: Bổ sung Điều 13a vào trước điều 13 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 Vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường, với khung hình phạt cao nhất là 80 triệu đồng.
GreenView cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường, mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp với dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp của chúng tôi:
- Đảm bảo quy trình đủ tính khả thi, trang thiết bị máy móc hiện đại, phương pháp quan trắc khoa học và logic;
- Đảm bảo chương trình quan trắc đáp ứng đủ theo quy định cho doanh nghiệp;
- Tuân thủ quy trình phương pháp và bảo quản từng thành phần thông số môi trường cần quan trắc;
- Tư vấn thủ tục hồ sơ môi trường miễn phí và hỗ trợ tiếp đoàn thanh tra môi trường.
- Giảm chi phí và thời gian: Bên cạnh hỗ trợ quan trắc môi trường, GreenView còn cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian cho doanh nghiệp từ các điểm đo có thể trùng lặp khi thực hiện hai hoạt động quan trắc cùng một thời gian.
GreenView cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường tới khách hàng với năng lực thực hiện và sự hỗ trợ tốt nhất.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường GreenView chuyên tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường (báo cáo quan trắc môi trường trước đây), xin giấy phép khai thác nước ngầm, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, xin giấy phép xả thải, thu gom chất thải quy hại, xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, đo kiểm môi trường lao động, kiểm định máy móc và các dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường khác cho các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, và trên toàn khu vực phía nam ...
Mọi thắc mắc hay yêu cầu quan trắc và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường Quý khách hàng liên hệ GreenView qua hotline 035.7678.493 (Ms.Thanh) hoặc 0901.199.598 (Ms.Phương)
Hoặc email moitruonggreenview@gmail.com hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất.
Tin tức liên quan
09-2022
Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vi phạm quy định về giấy phép môi trường có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng
07-2021
Giấy phép xả nước thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản, …có phát sinh nước thải nhằm đảm bảo nước thải sau khi xả vào nguồn nước vẫn bảo vệ chất lượng nguồn nước.
07-2021
Các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có đóng vai trò như công cụ quản lý, đánh giá, phân tích và tổng hợp những tác động trực tiếp phát sinh từ dự án đến chất lượng môi trường. Mỗi loại hồ sơ sẽ thực hiện theo từng giai đoạn, thủ tục, thời gian, tần suất khác nhau. Vậy, doanh nghiệp cần có những hồ sơ môi trường nào trước khi đi vào sản xuất? Việc quản lý hồ sơ môi trường có cần thiết không?
Địa chỉ: 93A Đường Số 13, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Nhân viên Tư vấn: 035 7678 493 Ms Thanh
Nhân viên Tư vấn: 0901.199.598 Ms Phương
Email: moitruonggreenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn