- Trong quá trình hoạt động của cơ sở, trường hợp có thay đổi công nghệ xử lý của công trình xử lý chất thải theo hướng tốt hơn so với công nghệ đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Ảnh minh họa
Căn cứ Nghị đinh 40/2019/NĐ-CP đối với việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải thì thời gian vận hành từ 3 đến 6 tháng. Tần suất lấy mẫu thì theo điểm b, khoản 1 Điều 10 của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT: “Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm”.
Ông Trần Minh Thuận (Bình Dương) hỏi, nếu thời gian vận hành thử nghiệm kéo dài 6 tháng thì việc lấy mẫu trong giai đoạn hiệu chỉnh hiệu suất cũng chỉ lấy mẫu tối thiểu 75 ngày hay bắt buộc phải kéo dài gấp đôi (ví dụ 150 ngày)? Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có một số thay đổi về công nghệ xử lý của công trình xử lý chất thải (nếu được đánh giá là tốt hơn so với công nghệ đề xuất trong ĐTM) thì có tiến hành thực hiện vận hành thử nghiệm được hay không hay phải có sự chấp thuận của cơ quan chức năng về sự thay đổi này?
Về vấn đề này, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.
Theo đó, trường hợp chủ dự án chỉ vận hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng thì thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm (tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần). Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 6 tháng thì thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải là 150 ngày.
Trong quá trình hoạt động của cơ sở, trường hợp có thay đổi công nghệ xử lý của công trình xử lý chất thải theo hướng tốt hơn so với công nghệ đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phải vận hành thử nghiệm và được kiểm tra, xác nhận theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.
Nguồn: Báo Tài nguyên & Môi trường
Tin tức liên quan
02-2024
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường GreenView chính thức nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 kể từ ngày 03/02/2024 (Ngày 24 Tết Âm lịch) đến hết ngày 18/02/2024 (Mùng 9 Tết Âm lịch) Bắt đầu làm việc lại vào ngày 19/02/2024 (Mùng 10 Tết Âm lịch)
05-2023
Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt,trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định. Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là mẫu tờ khai về nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
05-2023
UBND TPHCM đã ban hành quyết định về việc ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của UBND TP theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
10-2022
Với mục đích mang đến niềm vui, tạo ra một sân chơi hữu ích và mong muốn gắn kết tinh thần đồng nghiệp giữa các thành viên trong công ty,
10-2022
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu chế xuất & khu công nghiệp TPHCM thực hiện tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố trong các khu chế xuất, công nghiệp
07-2022
Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 quy định mức thu, quản lý, sử dụng một số loại phí về thẩm định hồ sơ thuộc lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
07-2022
Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai nhận được chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 27/6/2022 về việc ủy quyền Ban Quản lý các Khu công nghiệp thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
07-2022
Viện Chính sách Kinh tế môi trường vừa tổ chức Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tại đây nhiều ý kiến liên quan đến Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường của nhiều doanh nghiệp đã được các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước giải đáp.
07-2022
Trước đây, với mỗi dự án đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), doanh nghiệp (DN) phải làm rất nhiều thủ tục, từ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường dự án, giấy phép môi trường thành phần cho đến kế hoạch bảo vệ... Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường hiện hành chỉ còn 2 loại giấy là ĐTM và giấy phép bảo vệ môi trường.
Địa chỉ: 93A Đường Số 13, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Nhân viên Tư vấn: 035 7678 493 Ms Thanh
Nhân viên Tư vấn: 0901.199.598 Ms Phương
Email: moitruonggreenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn