Hệ thống khử lưu huỳnh FGD được dùng để hạn chế và loại bỏ khí SO2 từ các nhà máy nhiệt điện, lò hơi, lò đốt. Để giảm thiểu tác động từ các oxit lưu huỳnh đến môi trường thì các nhà máy nhiệt điện, sản xuất hóa chất, khoáng sản đang tăng cường sử dụng loại thiết bị này. Việc xử lý khí thải SO2 rất quan trọng nhằm giữ môi trường an toàn, sạch, giảm thiểu khí thải độc hại ở mức an toàn hơn.
Nguồn gốc của khí thải SO2
Nhiên liệu hóa thạch như than, dầu chứa lượng lớn lưu huỳnh. Khi bị đốt cháy, chúng phát thải 95% sau đó chuyển thành SO2 dưới dạng khí thải. Chúng là kết quả từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sử dụng vật liệu chứa lưu huỳnh.
Lưu huỳnh được tìm thấy trong than đá. Khi bị đốt cháy, lưu huỳnh trong than chuyển thành lưu huỳnh dioxit. Chúng tiếp xúc với hơi ẩm trong đám mây gây hiện tượng mưa axit. SO2 có đặc tính ăn mòn tạo ra từ quá trình oxy hóa vật liệu như than, dầu và khí tự nhiên.
Bản thân của nó là chất gây ô nhiễm không khí tác động xấu đến hệ sinh thái rừng, nước ngọt, đất. Từ đó giết chết động vật, phá hủy hệ sinh thái, ăn mòn, bong tróc các công trình xây dựng. Vì những bất lợi trên mà ngày càng nhiều quy định hạn chế và khuyến khích các ngành công nghiệp tăng cường loại bỏ SO2.
Công nghệ khử lưu huỳnh (FGD)
Mặc dù việc loại bỏ SO2 cần thiết nhưng vẫn chưa có hệ thống nào có khả năng xử lý hiệu quả, đạt yêu cầu. Trong đó phát thải SO2 lại trở thành vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong ngành sản xuất điện, nơi phần lớn than được đốt cháy. FGD trở thành công nghệ xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện tối ưu ứng dụng nhiều trong các nhà máy than sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Hệ thống bao gồm tháp hấp thụ, cửa thoát khí, đường ống tái chế, bồn xử lý và máy khuấy tiếp xúc với môi trường ăn mòn. Lớp cao su có ưu điểm chống lại các tác nhân vật lý và hóa học mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó.
Việc lựa chọn công nghệ FGD phải phù hợp với nhu cầu kinh tế và các cân nhắc kỹ thuật. Một số vấn đề cần quan tâm gồm mức độ khử lưu huỳnh, tính linh hoạt. Hầu hết nó sử dụng chất hấp thụ kiềm như đá vôi, vôi sống, canxi hydroxit, natri, magie cacbonat và amoniac để thu giữ các hợp chất lưu huỳnh có tính axit. Chất kiềm sẽ phản ứng với SO2 khi có nước để tạo ra hỗn hợp muối sunfit và sulfat
Và giải pháp phổ biến nhất khi sử dụng quy trình xử lý ướt bằng đá vôi hoặc thạch cao. Nó thường đặt ở hạ lưu của thiết bị lọc bụi tĩnh điện nhằm loại bỏ tro bay tạo ra từ quá trình đốt cháy trước khi đến hệ thống FGD. Trong giai đoạn khử lưu huỳnh, khí sẽ được lọc qua bùn đá vôi giúp loại bỏ khoảng 95% SO2 khỏi khí thải. Đồng thời cũng khử nồng độ lớn khí HCl, khi đó nó sẽ hòa tan vào nước và trung hòa hình thành dung dịch clorua canxi.
Đối với quy trình xử lý khô/bán khô dùng vôi, natri bicacbonat vào lò hơi để hấp thụ SO2. Sau đó chất hấp thụ sẽ chiết xuất cùng tro bay như hỗn hợp tro chứa các thành phần của canxi/natri. Các hệ thống ướt sử dụng hiệu quả chất hấp thụ hơn quy trình khô vì giảm khí SO2 đến 90%.
Những lợi ích của công nghệ FGD
Quy trình khử lưu huỳnh trở thành giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, loại bỏ tốt khí thải một cách hiệu, tiết kiệm và đáng tin cậy. Các lợi ích từ hệ thống FGD gồm:
Tin tức liên quan
09-2022
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022. Tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường
02-2022
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, riêng khoản 3 Điều 29 của Luật này (Đánh giá sơ bộ tác động môi trường) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
10-2021
Sau một thời gian tạm dừng hoạt động, các dự án bị trì hoãn. Hiện tại GREENVIEW đã bắt tay vào khởi động và thực hiện tất cả các dự án sau dịch. Rất nhiều Doanh nghiệp đang băn khoăn với câu hỏi: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hôi, công ty chúng tôi hoạt động sản xuất với phương án “3 tại chỗ”, vậy công ty chúng tôi có cần thực hiện quan trắc và các hồ sơ môi trường liên quan không?
07-2021
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 6 điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Các quy định này định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải; thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn. Đồng thời, quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý CTRSH.
07-2021
(TN&MT) - Đây là quan điểm được Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đưa ra khi chủ trì cuộc họp trực tuyến với các đơn vị: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế…về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vào chiều ngày 27/7.
07-2021
Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải răn sinh hoạt (CTRSH), tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6-10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của TP.HCM khoảng 0,98kg/người/ngày. Việc tăng nhanh chóng CTRSH với tính chất, thành phần đa dạng phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. Vì vậy, phân loại CTRSH tại nguồn là giải pháp đã và đang được TP.HCM ưu tiên tập trung triển khai.
07-2021
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, với chủ đề “Phục hồi hệ sinh thái”, Ngày Môi trường thế giới năm nay đưa ra thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết, nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Trong bối cảnh dịch COVID-19, cùng với việc bảo vệ môi trường, mỗi người cần làm tốt công tác phòng chống dịch.
Địa chỉ: 93A Đường Số 13, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Nhân viên Tư vấn: 035 7678 493 Ms Thanh
Nhân viên Tư vấn: 0901.199.598 Ms Phương
Email: moitruonggreenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn