Những điểm mới của Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Theo bà Nguyễn An Thủy, Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra (Tổng cục Môi trường), Nghị định số 45/2022/NĐ-CP là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý vi phạm hành chính, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, trong đó có nhiều điểm mới.
Tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường
Bà Nguyễn An Thủy, Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra (Tổng cục Môi trường) cho biết, Nghị định có nhiều điểm mới như đã bổ sung đầy đủ chế tài cho các quy định mới tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 về các vi phạm quy định về Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp phép môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; vi phạm dán nhãn và công bố thông tin có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; vi phạm công bố thông tin quan trắc chất lượng môi trường, công khai thông tin môi trường, cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường; vi phạm quy định về trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn; vi phạm đối với thực hiện quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; vi phạm sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên…
Mức xử phạt tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tiễn áp dụng. Cụ thể, tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường, không xây lắp công trình bảo vệ môi trường… đến mức tối đa (1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức) để đảm bảo tính răn đe.
Đồng thời, đối với các nhóm hành vi xảy ra nơi công cộng cũng đã được điều chỉnh mức phạt để đưa mức phạt tiền đối với các hành vi phù hợp với thẩm quyền xử phạt của nhiều lực lượng tại địa phương như: chiến sỹ công an (mức phạt tối đa với cá nhân là 500.000 đồng) hoặc trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an (mức phạt tối đa với cá nhân là 2.500.000 đồng).
Áp dụng phạt tại chỗ không cần lập biên bản với hành vi như vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định
Với việc giảm mức tiền phạt, một số hành vi như vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định (mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng) và hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (mức phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng) có thể áp dụng phạt tại chỗ không cần lập biên bản.
Việc giảm mức phạt này để đảm bảo tính khả thi với số đông người dân, đồng thời đơn giản hóa trình tự thủ tục xử phạt bằng hình thức phạt tại chỗ. Từ đó sẽ đưa các chế tài xử lý các hành vi vi phạm môi trường nơi công cộng được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng
Cũng theo bà Thủy, Nghị định đã quy định áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép môi trường đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: các vi phạm xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; các hành vi xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật nhiều lần, nghiêm trọng đến mức bị đình chỉ; hành vi vi phạm quy định của cơ sở xử lý chất thải nguy hại đến mức bị đình chỉ hoạt động...
Theo quy định hiện hành, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường. Việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân đó không đủ điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho một số lực lượng mới
Bên cạnh đó, Nghị định bổ sung một số quy định để đảm bảo hiệu quả thực thi việc xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường trong thực tiễn như: bổ sung 1 điều quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm; quy định cụ thể biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng cố tình vi phạm để trốn đầu tư hoặc chi phí vận hành cho các công trình bảo vệ môi trường; bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho một số lực lượng mới; bổ sung trách nhiệm của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...
Ngoài ra, Nghị định đã cập nhật, bổ sung đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành đối với các quy định xử phạt vi phạm hành chính về chất thải rắn công nghiệp thông thường; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại…
Nghị định bổ sung các quy định mới theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện quan trắc môi trường; về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Nghị định quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phục hồi và bảo vệ di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; tập trung quy định xử phạt đối với hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin tức liên quan
02-2022
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, riêng khoản 3 Điều 29 của Luật này (Đánh giá sơ bộ tác động môi trường) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
10-2021
Sau một thời gian tạm dừng hoạt động, các dự án bị trì hoãn. Hiện tại GREENVIEW đã bắt tay vào khởi động và thực hiện tất cả các dự án sau dịch. Rất nhiều Doanh nghiệp đang băn khoăn với câu hỏi: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hôi, công ty chúng tôi hoạt động sản xuất với phương án “3 tại chỗ”, vậy công ty chúng tôi có cần thực hiện quan trắc và các hồ sơ môi trường liên quan không?
08-2021
Hệ thống khử lưu huỳnh FGD được dùng để hạn chế và loại bỏ khí SO2 từ các nhà máy nhiệt điện, lò hơi, lò đốt. Để giảm thiểu tác động từ các oxit lưu huỳnh đến môi trường thì các nhà máy nhiệt điện, sản xuất hóa chất, khoáng sản đang tăng cường sử dụng loại thiết bị này. Việc xử lý khí thải SO2 rất quan trọng nhằm giữ môi trường an toàn, sạch, giảm thiểu khí thải độc hại ở mức an toàn hơn.
07-2021
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 6 điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Các quy định này định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải; thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn. Đồng thời, quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý CTRSH.
07-2021
(TN&MT) - Đây là quan điểm được Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đưa ra khi chủ trì cuộc họp trực tuyến với các đơn vị: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế…về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vào chiều ngày 27/7.
07-2021
Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải răn sinh hoạt (CTRSH), tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6-10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của TP.HCM khoảng 0,98kg/người/ngày. Việc tăng nhanh chóng CTRSH với tính chất, thành phần đa dạng phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. Vì vậy, phân loại CTRSH tại nguồn là giải pháp đã và đang được TP.HCM ưu tiên tập trung triển khai.
07-2021
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, với chủ đề “Phục hồi hệ sinh thái”, Ngày Môi trường thế giới năm nay đưa ra thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết, nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Trong bối cảnh dịch COVID-19, cùng với việc bảo vệ môi trường, mỗi người cần làm tốt công tác phòng chống dịch.
Địa chỉ: 93A Đường Số 13, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Nhân viên Tư vấn: 035 7678 493 Ms Thanh
Nhân viên Tư vấn: 0901.199.598 Ms Phương
Email: moitruonggreenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn