Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải răn sinh hoạt (CTRSH), tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6-10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của TP.HCM khoảng 0,98kg/người/ngày. Việc tăng nhanh chóng CTRSH với tính chất, thành phần đa dạng phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. Vì vậy, phân loại CTRSH tại nguồn là giải pháp đã và đang được TP.HCM ưu tiên tập trung triển khai.
Từ năm 2005, TP.HCM đã bắt đầu thí điểm thực hiện chương trình phân loại CTRSH tại nguồn tại một số địa bàn dân cư, chợ, siêu thị. Đặc biệt, triển khai Luật Bảo vệ Môi trường năm 2015, TP.HCM là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện được phân loại CTRSH với quy mô lớn, duy trì thực hiện liên tục và bước đầu đạt được hiệu quả tích cực về mặt tuyên truyền, nhận thức của người dân và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hệ thống thu gom tại nguồn.
Thống nhất quy định phân loại CTRSH tại nguồn
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết: Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn được thí điểm triển khai tại một số địa bàn dân cư từ năm 2005, tuy nhiên ban đầu chưa đạt hiệu quả vì chưa có quy định chung từ cấp Thành phố. Triển khai Luật Bảo vệ Môi trường năm 2015, TP.HCM đã xác định việc phân loại CTRSH tại nguồn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện rộng rãi trên địa bàn toàn thành phố để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn.
Thu gom chất thải hữu cơ sau phân loại tại chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Quận 8, TP.HCM)
Vì vậy, Thành ủy, UBND, HĐND TP.HCM đã ban hành nhiều chỉ đạo, văn bản quy định về công tác phân loại CTRSH tại nguồn. Cụ thể, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 1832/QĐ – UBND ngày 18/4/2017 về Kế hoạch triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn giai đoạn 2017 -2020; Quyết định 44/2018/QĐ –UBND ngày 14/11/2018 quy định về phân loại CTRSH trên địa bàn thành phố; Quyết định 12/2019 ngày 17/5/2019 về Quy định quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố. Ngày 11/7/2017, HĐND TP.HCM đã ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND về công tác bảo vệ môi trường đô thi, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố. Tất cả những quy định này đã tạo sự đồng bộ, thống nhất từ các cấp, các ngành trong công tác triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố.
Ngày 03/6/2020, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có kết luận thống nhất chủ trương định hướng thay đổi phương thức phân loại CTRSH trên địa bàn thành phố. Thực hiện chỉ đạo, Sở TN&MT TP.HCM đã hoàn thiện Dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 12/2019, trong đó CTRSH được hướng dẫn phân loại thành 2 nhóm: nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh) và nhóm còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại và các loại chất thải khác phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải).
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, TP.HCM đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý hoạt động lực lượng thu gom rác dân lập, chuyển đổi phương tiện, giá dịch vụ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, hướng dẫn kỹ thuật về phân loại và xử lý chất thải khu vực nông thôn (chưa có hệ thống thu gom chất thải).
Ngoài ra, trong thời gian qua, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận huyện có kế hoạch tập trung công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Đến nay, UBND 24 quận, huyện đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn đến 238/322 phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố, chiếm tỷ lệ 74%.
Đồng thời, việc lồng ghép Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch vì thành phố sạch và giảm ngập nước” vào công tác tuyên truyền phân loại CTRSH đã mang lại hiệu quả đột phá trong việc huy động được cả hệ thống chính trị gồm đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị, các cơ quan, ban ngành từ cấp thành phố đến quận, huyện, phường, xã tham gia tuyên truyền phân loại CTRSH
80% hộ gia đình phân loại CTRSH tại nguồn vào năm 2025
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI đề ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại (đốt phát điện) và tái chế đạt 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 80%.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết: Một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thành mục tiêu trên chính là tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn về giải pháp xử lý chất thải rắn tối ưu, tạo nền tảng cho các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải. Nếu thực hiện thành công sẽ giúp các nhà quản lý, đơn vị xử lý rác thải có nhiều giải pháp hơn trong xử lý tái chế chất thải. Qua đó, không những mang lại giá trị lớn cho môi trường mà còn mang lại giá trị về kinh tế và xã hội.
Vì vậy, trong Dự thảo Kế hoạch triển khai đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM phấn đấu 60% hộ gia đình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn vào năm 2023, 80% vào năm 2025. Đồng thời, TP.HCM đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch, trong đó tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án đầu tư phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, trung chuyển với các dự án đầu tư xây dựng các khu, nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được duyệt.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, TP.HCM sẽ sớm triển khai phân loại CTRSH tại nguồn theo 2 nhóm chính (nhóm có thể tái chế và nhóm còn lại) để phù hợp với định hướng xử lý CTRSH bằng công nghệ tiên tiến đốt phát điện và hạn chế chôn lấp. Đồng thời, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập; hoàn thiện việc chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển CTR tại nguồn.
Mặt khác, TP.HCM cũng tập trung hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự và nguồn lực tài chính cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn từ sở ban ngành của Thành phố đến UBND quận, huyện và UBND phường, xã, thị trấn…
Nguồn: monre.gov.vn
Tin tức liên quan
09-2022
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022. Tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường
02-2022
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, riêng khoản 3 Điều 29 của Luật này (Đánh giá sơ bộ tác động môi trường) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
10-2021
Sau một thời gian tạm dừng hoạt động, các dự án bị trì hoãn. Hiện tại GREENVIEW đã bắt tay vào khởi động và thực hiện tất cả các dự án sau dịch. Rất nhiều Doanh nghiệp đang băn khoăn với câu hỏi: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hôi, công ty chúng tôi hoạt động sản xuất với phương án “3 tại chỗ”, vậy công ty chúng tôi có cần thực hiện quan trắc và các hồ sơ môi trường liên quan không?
08-2021
Hệ thống khử lưu huỳnh FGD được dùng để hạn chế và loại bỏ khí SO2 từ các nhà máy nhiệt điện, lò hơi, lò đốt. Để giảm thiểu tác động từ các oxit lưu huỳnh đến môi trường thì các nhà máy nhiệt điện, sản xuất hóa chất, khoáng sản đang tăng cường sử dụng loại thiết bị này. Việc xử lý khí thải SO2 rất quan trọng nhằm giữ môi trường an toàn, sạch, giảm thiểu khí thải độc hại ở mức an toàn hơn.
07-2021
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 6 điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Các quy định này định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải; thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn. Đồng thời, quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý CTRSH.
07-2021
(TN&MT) - Đây là quan điểm được Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đưa ra khi chủ trì cuộc họp trực tuyến với các đơn vị: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế…về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vào chiều ngày 27/7.
07-2021
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, với chủ đề “Phục hồi hệ sinh thái”, Ngày Môi trường thế giới năm nay đưa ra thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết, nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Trong bối cảnh dịch COVID-19, cùng với việc bảo vệ môi trường, mỗi người cần làm tốt công tác phòng chống dịch.
Địa chỉ: 93A Đường Số 13, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Nhân viên Tư vấn: 035 7678 493 Ms Thanh
Nhân viên Tư vấn: 0901.199.598 Ms Phương
Email: moitruonggreenview@gmail.com
Website: www.greenview.vn